CÁC LOẠI NGUỒN SÁNG TRONG NGÀNH NỘI SOI
Hướng dẫn tập phục hồi chức năng cho người tai biến, chấn thương sọ não ở giai đoạn 5
Hướng dẫn tập phục hồi chức năng cho người tai biến, chấn thương sọ não giai đoạn 4
Hướng dẫn bệnh nhân tập ngồi sau tai biến giai đoạn 3
Hướng dẫn tập phục hồi chức năng cho người tai biến giai đoạn 2
Nội dung chính:
1. Nội soi ống cứng - ống mềm là gì?
2. Ưu nhược điểm giữa 2 loại?
3. Nên đầu tư loại nào cho phòng khám tư nhân?
Khái niệm ống cứng - ống mềm có lẽ đã không còn xa lạ với chúng ta nữa. Tuy nhiên, để có thể phân tích được ưu nhược điểm giữa ống cứng và ống mềm, chúng ta cần có góc nhìn chuyên sâu hơn về 2 loại này.
Về ống cứng, chúng tôi đã có 1 bài viết khá chi tiết từ cấu tạo cho đến chức năng và các loại phổ biến. Xin vui lòng tham khảo tại đây: https://thietbiykhoahueloi.com/ban-ve-optic-noi-soi-tai-mui-hong
Kính nội soi, một công cụ cho phép chúng ta nhìn vào bên trong cơ thể con người, đã được sử dụng sớm nhất từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Một công cụ được coi là nguyên mẫu của ống nội soi đã được chứng minh và phát hiện trong tàn tích của Pompeii.
Chính Philip Bozzini vào năm 1805 đã nỗ lực đầu tiên quan sát cơ thể người sống trực tiếp thông qua một chiếc ống mà ông tạo ra được gọi là Lichtleiter (dụng cụ dẫn hướng ánh sáng) để kiểm tra đường tiết niệu, trực tràng và hầu họng. Năm 1853, Antoine Jean Desormeaux người Pháp đã phát triển một dụng cụ được thiết kế đặc biệt để kiểm tra đường tiết niệu và bàng quang. Ông đặt tên cho nó là "ống nội soi" và đây là lần đầu tiên thuật ngữ này được sử dụng trong lịch sử.
Và từ đó cho đến những năm 1970, ống nội soi chỉ có dạng ống cứng. Vấn đề chính gặp phải khi sản xuất ống nội soi mềm trong giai đoạn đó chính là khả năng dẫn truyền ánh sáng khi bị uốn cong.
1960, Một loại vật liệu mới được gọi là sợi thủy tinh được phát triển ở Hoa Kỳ. Loại vật liệu này đã thu hút rất nhiều sự chú ý trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Các nhà phát triển ống nội soi là một trong những người đầu tiên chuyển sang làm bằng sợi thủy tinh.
Ví dụ, Basil Hirschowitz và các cộng sự của ông đã sử dụng sợi thủy tinh trong ống nội soi của họ để tận dụng đặc tính của sợi thủy tinh là truyền ánh sáng từ đầu này sang đầu kia ngay cả khi nó bị uốn cong. Các ống nội soi của họ cho phép quan sát trực tiếp bên trong dạ dày.
Sau ngần ấy năm, lần đầu tiên các bác sĩ có khả năng quan sát thời gian thực bên trong dạ dày. Tuy nhiên, thiết bị này không được trang bị để chụp ảnh. Tính năng này không có sẵn cho đến năm 1964 khi máy ảnh dạ dày đầu tiên có kính soi sợi - chiếc máy ảnh được mong đợi trong suốt thời gian dài.
1966, Shigeto Ikada đã phát minh ra nội soi phế quản ống mềm với khả năng có thể uốn cong 180 độ và để mở rộng 120 độ, cho phép xâm nhập vào thùy và phế quản.
Và sau đó là kỷ nguyên của ống nội soi mềm/sợi cho đến tận ngày nay.
Cấu tạo của ống mềm nội soi
- Không cần nói cũng biết, nội soi ống cứng bao giờ cũng sẽ rẻ hơn rất nhiều so với nội soi ống mềm. Vậy khoảng tiền chênh nhau là bao nhiêu?
+ Tùy từng chuyên khoa sẽ có những mức giá khác nhau, riêng trong nội soi tai mũi họng, 1 bộ cấu hình đầy đủ của nội soi ống cứng sẽ dao động trong khoảng 50 - 100 triệu đồng (Tùy hãng)
+ Còn nội soi ống mềm, mức giới hạn dưới của giá hiện nay cũng sẽ trong khoảng 350 triệu đồng trở lên. Còn giới hạn trên thì rất khó nói, có khi lên đến vài tỷ đồng cho một bộ nội soi ống mềm.
Quá rõ ràng, trải nghiệm của bệnh nhân sẽ dễ chịu hơn rất nhiều khi soi ống mềm. Đặc biệt là những chuyên khoa cần soi sâu và đối tượng bệnh nhân nhi.
Thế nhưng trong ENT, ống mềm có giá trị nhất khi soi xoang. Thế nên theo tư duy cá nhân tôi, ống mềm áp dụng trong ENT sẽ giúp trải nghiệm của bệnh nhân dễ chịu hơn 35% (Người lớn) - 45% (Trẻ em) so với ống cứng.
Giá của bộ máy nội soi tôi đã liệt kê ở trên. Vậy giá khám bệnh cho 2 loại ống cứng và ống mềm thì sao?
- Chi phí 1 lần soi ống cứng tại các bệnh viện lớn sẽ trong khoảng 200.000 - 250.000đ (Tại năm 2022 và tại các bệnh viện công. Bệnh viện tư nhân giá có thể sẽ cao hơn).
- Chi phí 1 lần soi ống mềm tại các bệnh viện lớn sẽ trong khoảng 450.000 - 500.000đ (Có thể hơn).
- Điều này thực sự rất khó có thể nói chính xác cho toàn bộ các phòng khám tư nhân. Bởi quyết định đầu tư sẽ phụ thuộc vào chiến lược (thời điểm đầu tư, vị trí địa lý, khoảng ngân sách, đối tượng khách hàng, marketing, thời điểm thu hồi vốn...) của phòng khám.
- Rộng hơn, là về kinh tế vĩ mô. Việt Nam là quốc gia đang phát triển rất nhanh, thế nên chất lượng cuộc sống của người dân đang ngày càng cải thiện hơn. Và sự chênh lệch về giá tiền khám giữa 2 loại nội soi ở thời điểm hiện tại chúng ta thấy có thể rất lớn nhưng trong thời gian tới, khoản chênh lệch đó lại không đáng kể (GNI 2010 của Việt Nam là 1250$/người -> 2020 là 2650$/người). Có thể thấy, trong 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 2.12 lần. Và sẽ còn tăng tiếp trong thời gian tới. (Dữ liệu lấy tại Worldbank.org)
Vậy, có thể tư vấn 1 cách tổng quan như sau:
- Lấy mốc thời gian thu hồi vốn là 12 tháng, ta có công thức tính:
Giá máy/(12 x số tiền khám) = số ca bệnh/tháng.
+ Từ đó chúng ta biết được cần đạt bao nhiêu bệnh nhân để thu hồi vốn trong 1 năm.
+ Lấy mốc là 12 tháng bởi đa phần các dòng máy hiện nay đều bảo hành trong 12 tháng kể từ lúc mua.
+ Và số tiền khám ở đây đang ở dạng chưa trừ đi các chi phí. Thế nên, công thức này chỉ có thể áp dụng trong điều kiện lý tưởng nhất bởi còn rất nhiều yếu tố khác chúng ta chưa tính đến.
Trên đây là những ý kiến chủ quan cá nhân của tôi, rất mong nhận được sự góp ý để hoàn thiện hơn của quý vị.
- Giá máy nội soi tai mũi họng ống mềm gấp 3-10 lần ống cứng (Tùy hãng)
- Giá khám bệnh ống mềm gấp 2 lần ống cứng
- Trải nghiệm khách hàng nội soi tai mũi họng cải thiện 35-45%
- Công thức tính số ca bệnh để thu hồi được vốn trong 12 tháng.
Nếu có bất cứ thắc mắc, nhu cầu tư vấn xin mời quý vị liên hệ đến:
Mr Sơn - 0942.337.117
Mr Sỹ - 0941.552.442
Ms Mai - 0981.455.977
Xem thêm: